[NGINX] Các khái niệm trong tệp tin cấu hình của NGINX

[NGINX] Các khái niệm trong tệp tin cấu hình của NGINX

Bài viết tìm hiểu về cấu trúc và một số khái niệm trong tệp tin cấu hình mặc định của Nginx. Bên cạnh đó bài viết cũng sẽ đưa ra một số bước cần thiết giúp bạn sử dụng config file của Nginx một cách hiệu quả hơn.

bài viết trước mình đã hướng dẫn các bạn NGINX trên CentOS 8. Trong bài viết này, mình sẽ tiếp tục cùng các bạn tìm hiểu về tệp tin cấu hình mặc định của NGINX.

Mục lục

  1. Cấu trúc và cách sử dụng tập tin cấu hình
  2. Tìm hiểu chi tiết về tập tin cấu hình

I – Cấu trúc và cách sử dụng tập tin cấu hình

1.1. Cấu trúc

  • Tất cả file cấu hình của nginx nằm trong thư mục – /etc/nginx
  • File cấu hình chính của nginx là – /etc/nginx/nginx.conf
  • Document root directory – /usr/share/nginx/html
  • Nginx bao gồm các module được điều khiển bởi các directive trong file cấu hình. “Directive” được định nghĩa như 1 instruction(chỉ dẫn) hay direct. Directives được chia thành các directive đơn giản và các block directive.
    • Cấu trúc của 1 directive đơn giản gồm tên và tham số được phân tách bởi dấu cách và kết thúc bằng dấu chấm phẩy(;). Ví dụ về 1 directive đơn giản:

      worker_processes 1;
    • Một block directive có cấu trúc tương tự như một directice đơn giản nhưng thay vì sử dụng dấu ; nó sẽ sử dụng cặp dấu {} để bắt đầu và kết thúc 1 block directive. Một config file điển hình của nginx có thể được minh họa như hình dưới.

Một main context sẽ bao gồm nhiều directive đơn giản, nhiều context(ví dụ: context A, context B) chứa các block directive.

1.2. Cách sử dụng config file hợp lý và hiệu quả

  • Tạo 1 file cấu hình riêng cho mỗi tên miền sẽ giúp server dễ quản lý và hiệu quả hơn.
  • NGINX không có Virtual host, thay vào đó là Server Blocks sử dụng server_name và nghe các chỉ thị để liên kết với các tcp sockets. Tất cả các file server block phải có định dạng là .conf và được lưu trong thư mục /etc/nginx/conf.d hoặc /etx/nginx/conf
  • Nếu bạn có 1 domain là mydomain.com thì bạn nên đặt tên file cấu hình là mydomain.com.cnf.
  • Nếu bạn sử dụng các phân đoạn cấu hình có thể lặp lại trong các khối máy chủ tên miền của mình, bạn nên cấu trúc lại các phân đoạn đó thành các đoạn.
  • Các file nhật ký Nginx (access.log và error.log) được đặt trong thư mục /var/log/nginx/. Nên có một tệp nhật ký access và error khác nhau cho mỗi server block.
  • Bạn có thể đặt document root directory của tên miền của bạn đến bất kỳ vị trí nào bạn muốn. Một số vị trí thường được dùng cho webroot bao gồm:
    • /home/<user_name>/<site_name>
    • /var/www/<site_name>
    • /var/www/html/<site_name>
    • /opt/<site_name>
    • /usr/share/nginx/html

1.3. Các thao tác cần thực hiện trước và sau khi chỉnh sửa config file

  • Trước khi thay đổi cấu hình, sao lưu lại file cấu hình:
    cp /etc/nginx/conf/nginx.conf /etc/nginx/conf/nginx.conf.backup
  • Định kì sao lưu tập tin cấu hình nginx cp /etc/nginx/conf/nginx.conf /etc/nginx/conf/nginx.conf.$(date "+%b_%d_%Y_%H.%M.%S")
  • Sau khi thực hiện thay đổi cấu hình trong file cấu hình, restart lại service
    systemctl restart nginx

Chú ý:

  • Tất cả những dòng có dấu “#” phía trước là những dòng chú thích (comment) được sử dụng để giải thích những khối lệnh dùng làm gì hoặc để lại ý kiến làm thế nào chỉnh sửa giá trị.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm riêng những comment theo ý của mình. Bạn có thể cho đoạn mã đó được kích hoạt bằng cách loại bỏ các #.
  • Cài đặt bắt đầu với những tên biến và sau đó một đối số hay một loạt các đối số cách nhau bởi dấu cách.
  • Một số thiết lập được đặt trong một cặp dấu ngoặc ngọn ({}). Các dấu ngoặc nhọn có thể được lồng vào nhau cho nhiều khối lệnh, cần nhớ là khi đã mở ngoặc nhọn thì phải nhớ đóng lại nếu không sẽ dẫn tới nginx không chạy được.
  • Sử dụng tab hay space để phân cấp đoạn mã sẽ giúp dễ dàng chỉnh sửa hay tìm ra lỗi.

II – Tìm hiểu chi tiết về config file

Core Contexts

Đây là nhóm đầu tiên của contexts, được nginx sử dụng để tạo ra 1 cây phân cấp và tách biệt các cấu hình giữa các block. Trong đây cũng bao gồm các cấu hình chính của nginx.

Main Context

Cũng có thể coi là global context. Đây là context chung nhất bao gồm tất cả các directive đơn giản, block directive và các context khác.

Ví dụ về nội dung config file của nginx :

#user  nobody; worker_processes  1;  #error_log  logs/error.log; #error_log  logs/error.log  notice; #error_log  logs/error.log  info;  #pid        logs/nginx.pid;   events {     worker_connections  1024; }   http {     include       mime.types;     default_type  application/octet-stream;      #log_format  main  '$remote_addr - $remote_user [$time_local] "$request" '     #                  '$status $body_bytes_sent "$http_referer" '     #                  '"$http_user_agent" "$http_x_forwarded_for"';      #access_log  logs/access.log  main;      sendfile        on;     #tcp_nopush     on;      #keepalive_timeout  0;     keepalive_timeout  65;      #gzip  on;      server {         listen       80;         server_name  localhost;          #charset koi8-r;          #access_log  logs/host.access.log  main;          location / {             root   html;             index  index.html index.htm;         }          #error_page  404              /404.html;          # redirect server error pages to the static page /50x.html         #         error_page   500 502 503 504  /50x.html;         location = /50x.html {             root   html;         }          # proxy the PHP scripts to Apache listening on 127.0.0.1:80         #         #location ~ .php$ {         #    proxy_pass   http://127.0.0.1;         #}          # pass the PHP scripts to FastCGI server listening on 127.0.0.1:9000         #         #location ~ .php$ {         #    root           html;         #    fastcgi_pass   127.0.0.1:9000;         #    fastcgi_index  index.php;         #    fastcgi_param  SCRIPT_FILENAME  /scripts$fastcgi_script_name;         #    include        fastcgi_params;         #}          # deny access to .htaccess files, if Apache's document root         # concurs with nginx's one         #         #location ~ /.ht {         #    deny  all;         #}     }       # another virtual host using mix of IP-, name-, and port-based configuration     #     #server {     #    listen       8000;     #    listen       somename:8080;     #    server_name  somename  alias  another.alias;      #    location / {     #        root   html;     #        index  index.html index.htm;     #    }     #}       # HTTPS server     #     #server {     #    listen       443 ssl;     #    server_name  localhost;      #    ssl_certificate      cert.pem;     #    ssl_certificate_key  cert.key;      #    ssl_session_cache    shared:SSL:1m;     #    ssl_session_timeout  5m;      #    ssl_ciphers  HIGH:!aNULL:!MD5;     #    ssl_prefer_server_ciphers  on;      #    location / {     #        root   html;     #        index  index.html index.htm;     #    }     #}  }
  • File bắt đầu cùng với 4 directives: userworker_processeserror_log, và pid. Chúng nằm ngoài bất kỳ block hay context cụ thể nào do đó chúng nằm trong main context(bối cảnh chính). Các event và http block là khu vực cho các directives bổ sung do đó chúng cũng nằm trong main context. Xem NGINX docs để xem giải thích cụ thể về những directive này và các giá trị directive khác trong main context.
  • Giải thích cụ thể:
    • user: Định nghĩa cho biết người dùng hệ thống Linux nào sẽ có quyền chạy các máy chủ Nginx. Có những trường hợp sử dụng nhất định mà được hưởng lợi từ việc thay đổi người dùng,. Ví dụ, bạn chạy hai máy chủ web cùng một lúc, hoặc cần người sử dụng của một chương trình khác để có thể kiểm soát Nginx.
    • worker_process: có giá trị mặc định là 1. Nó định nghĩa số lượng worker process Nginx sử dụng. Số lượng worker process nên được set bằng giá trị với số core của CPU. Ví dụ với các web server hay sử dụng về SSL, gzip thì ta nên đặt chỉ số của worker_processes này lên cao hơn. Nếu website của bạn có số lượng các tệp tin tĩnh nhiều, và dung lượng của chúng lớn hơn bộ nhớ RAM thì việc tăng worker_processes sẽ tối ưu băng thông đĩa của hệ thống.Để xác định số cores của CPU của hệ thống ta có thể thực hiện lệnh:

      cat /proc/cpuinfo | grep processor
    • access_log & error_log: những file mà Nginx sẽ sử dụng để log lại toàn bộ error và access request. Phần log này thường được sử dụng để debug.
    • pid: Xác định nơi Nginx sẽ ghi lại master process ID, hoặc PID. PID được sử dụng bởi hệ điều hành để theo dõi và gửi tín hiệu đến quá trình Nginx. Bạn có thể xác định thông tin về PID(master process và worker process) của nginx bằng câu lệnh:

      ps -ax | grep nginx
    • worker_connections: cho biết số lượng connection mà mỗi worker_process có thể xử lý. Mặc định, số lượng connection này được thiết lập là 1024. Để xem về mức giới hạn sử dụng của hệ thống bạn có thể dụng lệnh:

      ulimit ulimit –n

      Con số thiết lập của worker_connections nên nhỏ hơn hoặc bằng giới hạn này!
      # max clients = worker_connections * worker_processes
Events Context
  events {   worker_connections  1024;   }
  • NGINX sử dụng mô hình xử lý kết nối dựa trên sự kiện(event) nên các directive được định nghĩa trong context này sẽ ảnh hưởng đến connection processing được chỉ định. Ví dụ ở trên là cấu hình số worker connection mà mỗi worker process có thể xử lý được.
HTTP Context
  • Khi cấu hình Nginx như một web server hoặc reverse proxy, http context sẽ giữ phần lớn cấu hình. Context này sẽ chứa tất cả các directive và những context(block directive) cần thiết khác để xác định cách chương trình sẽ xử lý các kết nối HTTP và HTTPS.
  • Giải thích một số directive:
    • include: Chỉ thị include (include /etc/nginx/mime.types) của nginx có vai trò trong việc thêm nội dung từ một file khác vào trong cấu hình nginx. Điều này có nghĩa là bất cứ điều gì được viết trong tập tin mime.types sẽ được hiểu là nó được viết bên trong khối http {}. Điều này cho phép bạn bao gồm một số lượng dài của các chỉ thị trong khối http {} mà không gây lộn xộn lên các tập tin cấu hình chính. Và nó giúp tránh quá nhiều dòng mã cho mục đích dễ đọc. Bạn luôn có thể bao gồm (include) tất cả các tập tin trong một thư mục nhất định với các chỉ thị: include /etc/nginx/conf/*;Bạn cũng có thể bao gồm tất cả file theo một định dạng nào đó, như ví dụ sau: include /etc/nginx/conf/*.conf; –> Nó sẽ bao gồm các tập tin có đuôi .conf
    • gzip: Chỉ thị gzip sẽ giúp nén các dữ liệu trước khi chuyển chúng tới Client, hạn chế số lượng băng thông sử dụng và tăng tốc độ dịch chuyển dữ liệu. Điều này tương đương với mod_deflate của Apache. Một số chỉ thị sau đây bạn có thể thêm vào để tăng hiệu quả của gzip, nhớ phải uncommnet mới có hiệu quả.

      # gzip_vary on;
      # gzip_proxied any;
      # gzip_comp_level 6;
      # gzip_buffers 16 8k;
      # gzip_http_version 1.1;
      # gzip_types text/plain text/css application/json application/x-javascript text/xml application/xml application/xml+rss text/javascript;
Server Context
  • Được khai báo trong http context. Đây cũng là một ví dụ về context lồng nhau được đặt trong ngoặc. Đây cũng là context đầu tiên cho phép khai báo nhiều lần.
  • Định dạng chung của server context có thể trông như này:
    # main context
    http {
    # http context
    server {
    # first server context
    }
    server {
    # second server context
    }
    }
  • Dựa vào yêu cầu từ phía client, Nginx sẽ sử dụng thuật toán lựa chọn để quyết định server context nào được sử dụng. Các directive được sử dụng để quyết định server context nào được sử dụng là:
    • listen: sự kết hợp của IP/port mà server block này được thiết kế để đáp ứng. Nếu một yêu cầu từ phía client phù hợp với giá trị này, block này có thể được lựa chọn để xử lý kết nối.
    • server_name: Nếu có nhiều server block đáp ứng được yêu cầu của listen directive, nginx sau đó sẽ tiến hành phân tích cú pháp tiêu đề “Host” của yêu cầu và lựa chọn block phù hợp.
Location Context
  • Được đặt trong server context.
  • Sau khi đã chọn được server context nào sẽ tiếp nhận request này thì nginx sẽ tiếp tục phân tích URI của request để tìm ra hướng xử lí của request dựa vào các location context có syntax như sau:
    location optional_modifier location_match {

    . . .


    }

    • optional_modifier: bạn có thể tạm hiểu nó là kiểu so sánh để tìm ra để đối chiếu với location_match. Có mấy loại option như sau:
      • (none): Nếu không khai báo gì thì NGINX sẽ hiểu là tất cả các request có URI bắt đầu bằng phần location_match sẽ được chuyển cho location block này xử lí.
      • = : Khai báo này chỉ ra rằng URI phải có chính xác giống như location_match (giống như so sánh string bình thường).
      • ~ : Sử dụng regular expression cho các URI.
      • ~* : Sử dụng regular expression cho các URI cho phép pass cả chữ hoa và chữ thường
  • Một số ví dụ:
    location /site {

    . . .

    }

    Các request có URI có dạng như sau: /site/site/page/1site/index.html sẽ được xử lí thông qua location này.

    location = /site {

    . . .

    }


    Với khai báo như bên trên thì chỉ có /site sẽ có thể được xử lí, còn /site/page/1 hay /site/index.html thì không.

    location ~ .(jpe?g|png|gif|ico)$ {

    . . .

    }


    Các request có đuôi .jpg,.jpeg.png.gif.ico có thể pass qua location này nhưng .PNG thì không.

    location ~* .(jpe?g|png|gif|ico)$ {

    . . .

    }


    Giống như trên nhưng đuôi .PNG cũng có thể pass.

Khi nào thì location block sẽ nhảy vào khối block khác?

Thông thường khi mà location block được dùng để phục vụ một request nào đó thì action sẽ hoàn toàn nằm trong context của nó ( bên trong dấu {}). Và nó sẽ chỉ nhảy sang các block khác hay chuyển hướng xử lí request khi có yêu cầu từ chính bên trong context của nó. Một vài directive có thể redirective request. Ví dụ:

- index - try_files - rewrite - error_page

index directive

index direct nằm bên trong location luôn được nginx trỏ tới đầu tiên khi xử lí điều hướng request. Định nghĩa trang mặc định mà Nginx sẽ phục vụ nếu không có tên tập tin được chỉ rõ trong yêu cầu (nói cách khác, trang chỉ mục). Chúng ta có thể chỉ rõ nhiều tên tập tin và tập tin đầu tiên được tìm thấy sẽ được sử dụng. Nếu không có tập tin cụ thể nào được tìm thấy, Nginx sẽ hoặc là cố gắng phát sinh 1 chỉ mục tự động của các tập tin

location = / {     index index.html; }

try_files directive

Cố gắng phục vụ các tập tin được chỉ rõ (các tham số từ 1 đến N-1 trong chỉ thị), nếu không có tập tin nào tồn tại, nhảy đến khối location được khai báo (tham số cuối cùng trong chỉ thị) hoặc phục vụ 1 URI được chỉ định.

location / {     try_files $uri $uri.html $uri/ /fallback/index.html; }

rewrite directive

Khác với Apache, Nginx không sử dụng file .htaccess nên khi bạn cần rewrite url sẽ phải convert qua rule của Nginx. Trong bài viết này, mình sẽ đưa ra một số ví dụ các rule của Nginx sử dụng để rewrite url, redirect và một số cấu hình cần thiết khác.

location /download/ {     rewrite ^(/download/.*)/media/(.*)..*$ $1/mp3/$2.mp3 break;     rewrite ^(/download/.*)/audio/(.*)..*$ $1/mp3/$2.ra  break;     return  403; }

error_page directive

Chỉ thị khi không tìm thấy file tham chiếu.

location / {     error_page 404 = @fallback; }  location @fallback {     proxy_pass http://backend; }
  • Xử lý trong location context
    • Nginx sẽ đọc root directive để xác định thư mục chứa trang client yêu cầu. Thứ tự các trang được ưu tiên sẽ được khai báo trong index directive.
    • Nếu không tìm được nội dung mà client yêu cầu, nginx sẽ điều hướng sang location context khác và thông báo lỗi cho người dùng.
      Ví dụ minh họa:
      Ví dụ 1:

      location / {
      root html;
      index index.html index.htm;
      }

      Trong ví dụ này, document root là thư mục hmtl/
      . Trong cài đặt mặc định của Nginx, đường dẫn đầy đủ đến thư mục này là /etc/nginx/html/
      Requesthttp://example.com/blog/includes/style.css
      Returns: NGINX sẽ tìm yêu cầu của client theo đường dẫn /etc/nginx/html/blog/includes/style.css

      Ví dụ 2:

      location / {
      root /srv/www/example.com/public_html;
      index index.html index.htm;
      }
      location ~ .pl$ {
      gzip off;
      include /etc/nginx/fastcgi_params;
      fastcgi_pass unix:/var/run/fcgiwrap.socket;
      fastcgi_index index.pl;
      fastcgi_param SCRIPT_FILENAME /srv/www/example.com/public_html$fastcgi_script_name;
      }


      Trong ví dụ này, tất cả các yêu cầu tài nguyên kết thúc bằng phần mở rộng .pl được xử lý bởi location context thứ hai, chỉ định trình xử lý fastcgi cho các yêu cầu này. Mặt khác, NGINX sử dụng chỉ thị vị trí đầu tiên. Tài nguyên được đặt trên hệ thống tệp tại thư mục /srv/www/example.com/public_html/. Nếu không có tên tệp nào được chỉ định trong yêu cầu, NGINX sẽ tìm và cung cấp tệp index.html hoặc index.htm. Nếu không tìm thấy tệp chỉ mục, máy chủ sẽ trả về lỗi 404. Cụ thể:

      Requesthttp://example.com/
      Returns/srv/www/example.com/public_html/index.html nếu nó tồn tại. Nếu file .hmtl không tồn tại, file /srv/www/example.com/public_html/index.htm sẽ được sử dụng. Nếu cả 2 file không tồn tại ==> 404 error.

      Requesthttp://example.com/blog/
      Returns/srv/www/example.com/public_html/blog/index.html nếu nó tồn tại. Nếu file .html không tồn tại, nó sẽ sử dụng /srv/www/example.com/public_html/blog/index.htm. Nếu cả 2 file không tồn tại ==> 404 error.

      Requesthttp://example.com/tasks.pl
      Returns: NGINX sẽ dử dụng FastCGI handler để thực thi file có tại /srv/www/example.com/public_html/tasks.pl và trả về kết quả.

      Requesthttp://example.com/username/roster.pl
      Returns: NGINX sẽ sử dụng FastCGI handler để thực thi file có tại /srv/www/example.com/public_html/username/roster.pl và trả về kết quả.

Trên đây là những chia sẻ về tìm hiểu của mình về tệp tin cấu hình mặc định của NGINX. Bài viết có thể còn nhiều sai sót,hi vọng có thể nhận được đóng góp từ các bạn.

Bài viết liên quan

Hướng dẫn cài đặt Nginx trên CentOS 8

Related Posts
Leave a Reply

Your email address will not be published.Required fields are marked *