CLI #3: Giới thiệu lệnh chattr để bảo vệ sự toàn vẹn của file

CLI #3: Giới thiệu lệnh chattr để bảo vệ sự toàn vẹn của file

Đối với Linux, thông thường chúng ta sử dụng phân quyền bằng lệnh chmod để bảo vệ tập tin. Hôm nay Onet xin giới thiệu đến các bạn một cách khác. Đó là sử dụng lệnh chattr.

Mục lục

1. Cách thêm thuộc tính trên file để bảo vệ file khỏi bị xóa

2. Cách để unset thuộc tính đã thêm cho file

3. Chỉ cho phép nối thêm nội dụng vào file

4. Cách dùng chattr để bảo vệ thư mục

5. Áp dụng lệnh chattr để bảo vệ file /etc/passwd và /etc/shadow

Nội dung

chattr là viết tắt của Change Attribute. Đây là câu lệnh cho phép bạn thay đổi thuộc tính của file giúp bảo vệ file khỏi bị xóa hoặc ghi đè nội dung, dù cho bạn có đang là user root đi nữa.

Cú pháp lệnh:

chattr [operator] [flags] [filename]

Các operator:

  • +: Thêm thuộc tính cho file
  • -: Gỡ bỏ thuộc tính khỏi file
  • =: Giữ nguyên thuộc tính của file

Các flag (hay các thuộc tính của file):

Có nhiều flag, ở đây tôi sẽ giới thiệu các flag thường dùng là:

  • i: Flag này khiến file không thể rename, không thể tạo symlink, không thể thực thi, không thể write. Chỉ có user root mới set và unset được thuộc tính này.
  • a: Flag này khiến file không thể rename, không thể tạo symlink, không thể thực thi, chỉ có thể nối thêm nội dung vào file. Chỉ có user root mới set và unset được thuộc tính này.
  • d: file có thuộc tính này sẽ không được backup khi tiến trình dump chạy
  • S: Nếu một file có thuộc tính này bị sửa, thay đổi sẽ được cập nhật đồng bộ trên ổ cứng.
  • A: Khi file có thuộc tính được truy cập, giá trị atime của file sẽ không thay đổi

Lưu ý: Tất cả các lệnh dưới đây đều chạy dưới quyền user root.

Trong bài viết này, tôi đã tạo trước một file Onet.txt trong thư mục vidu. Nội dung file như sau:

[root@dungdbhost1 vidu]# cat Onet.txt Onet.vn [root@dungdbhost1 vidu]#

1. Cách thêm thuộc tính trên file để bảo vệ file khỏi bị xóa

Chúng ta thêm thuộc tính i (immutable) cho file.

[root@dungdbhost1 vidu]# chattr +i Onet.txt

Xem lệnh trên đã có hiệu lực chưa bằng cách dùng lệnh lsattr:

[root@dungdbhost1 vidu]# lsattr ----i----------- ./Onet.txt

Bây giờ ta thử xóa file trên:

[root@dungdbhost1 vidu]# rm -rf Onet.txt rm: cannot remove ‘Onet.txt’: Operation not permitted [root@dungdbhost1 vidu]# mv Onet.txt nhanhoa.txt mv: cannot move ‘Onet.txt’ to ‘nhanhoa.txt’: Operation not permitted [root@dungdbhost1 vidu]# chmod 755 Onet.txt chmod: changing permissions of ‘Onet.txt’: Operation not permitted

Có thể thấy rằng chúng ta không thể xóa hoặc thay đổi file trên.

2. Cách để unset thuộc tính đã thêm cho file

Ta sử dụng operator -

VÍ dụ tôi sẽ unset thuộc tính i trên file Onet.txt

[root@dungdbhost1 vidu]# chattr -i Onet.txt

Sau khi bỏ thuộc tính i khỏi file, ta có thể thay đổi file một cách bình thường:

[root@dungdbhost1 vidu]# mv Onet.txt nhanhoa.txt [root@dungdbhost1 vidu]# lsattr ---------------- ./nhanhoa.txt [root@dungdbhost1 vidu]# ll total 4 -rw-r--r-- 1 root root 12 Jun  2 13:34 nhanhoa.txt [root@dungdbhost1 vidu]#

3. Chỉ cho phép nối thêm nội dụng vào file

Chúng ta thêm thuộc tính a (append) cho file

[root@dungdbhost1 vidu]# chattr +a nhanhoa.txt [root@dungdbhost1 vidu]# lsattr -----a---------- ./nhanhoa.txt

Thử sửa nội dung file này:

[root@dungdbhost1 vidu]# echo "sua noi dung file" > nhanhoa.txt -bash: nhanhoa.txt: Operation not permitted

Có thể thấy là không sửa được nội dung.

Nhưng chúng ta có thể nối nội dung file:

[root@dungdbhost1 vidu]# echo "noi noi dung file" >>nhanhoa.txt [root@dungdbhost1 vidu]# cat nhanhoa.txt Onet.vn noi noi dung file [root@dungdbhost1 vidu]#

Ta có thể gỡ bỏ thuộc tính này với lệnh

[root@dungdbhost1 vidu]# chattr -a nhanhoa.txt  

4. Cách dùng chattr để bảo vệ thư mục

Để bảo vệ cả thư mục và các file bên trong thư mục đó, ta dùng flag -R (recursively) và +i với đường dẫn của thư mục đó.

[root@dungdbhost1 ~]# chattr -R +i vidu/

Thử xóa thư mục này đi

[root@dungdbhost1 ~]# rm -rf vidu/ rm: cannot remove ‘vidu/nhanhoa.txt’: Permission denied

Có thể thấy ta không thể xóa thư mục vidu và các file bên trong nó.

Để unset quyền trên, ta sử dụng flag -R (recursively) và -i với đường dẫn của thư mục đó.

[root@dungdbhost1 ~]# chattr -R -i vidu/

Sau khi chạy lệnh này, ta có thể sửa, xóa thư mục và file bên trong như bình thường.

5. Áp dụng lệnh chattr để bảo vệ file /etc/passwd và /etc/shadow

Thêm thuộc tính i cho các file này để tránh bị xóa nhầm. Lưu ý rằng ta không thể tạo thêm user trên khi sử dụng cách này.

[root@dungdbhost1 ~]# chattr +i /etc/passwd [root@dungdbhost1 ~]# chattr +i /etc/shadow

Thử tạo thêm user:

[root@dungdbhost1 ~]# useradd nhanhoa useradd: cannot open /etc/passwd

Có thể thấy ta không thể thêm user mới vào hệ thống.

Với cách này, bạn có thể đặt quyền không thể sửa đổi cho các file hệ thống quan trọng hoặc các file cấu hình quan trọng để tránh bị xóa.

Kết luận

Như vậy Onet đã giới thiệu xong cho bạn cách sử dụng cơ bản lệnh chattr.

Chúc các bạn thành công!!

Tham khảo: https://www.tecmint.com/chattr-command-examples/

Related Posts
Leave a Reply

Your email address will not be published.Required fields are marked *