[CI/CD] Phần 3: Hướng dẫn tích hợp Jenkins Gitlab

[CI/CD] Phần 3: Hướng dẫn tích hợp Jenkins và Gitlab

Chắc hẳn các bạn đã nghe tới 2 khái niệm CI và CD và muốn tự động hóa một phần hoặc hoàn toàn qui trình phát triển sản phẩm của mình. Vậy trong bài viết này, Onet sẽ hướng dẫn các bạn cách tích hợp Gitlab với Jenkins để thực hiện một luồng CI CD đơn giản

Yêu cầu

Lưu ý, trong bài Node Jenkins và Gitlab của mình sẽ có IP như sau

  • Jenkins: 10.10.10.81
  • Gitlab: 10.10.10.85

Mô tả

Luồng sau khi tích hợp Gitlab với Jenkin sẽ hoạt động như sau:

  • Khi commit source code tới Gitlab, Gitlab sẽ gửi webhook tới Jenkins
  • Jenkins nhận Webhook, và xử lý:
    • Clone source code
    • Build source code thành Container
    • Chạy test Django
    • Deploy source bằng Docker Compose

Phần 1: Chuẩn bị Repo Gitlab

Lưu ý: Thực hiện trên Node Gitlab

Bước 1: Khởi tạo Repo

Chọn Create a project

Tạo màn tạo mới Project chọn:

  1. Nhập Project Name: Django Demo
  2. Nhập Project slug: django-demo
  3. Chọn Create Project

Kết quả như sau

Bước 2: Tạo source code mẫu

Source code mẫu: https://github.com/lacoski/docker-jenkins-exmaple

Bạn có thể tải source dạng ZIP, giải nén trong thư mục repo gitlab vừa tạo

Kết quả

Lấy đường dẫn repo

  • Chọn Clone > Clone with HTTP > Copy
  • Lưu giá trị này lại (http://10.10.10.85/root/django-demo.git), tham số này sẽ sử dụng tại phần cấu hình sau

Phần 2: Tạo mới User Jenkins trên Gitlab

Lưu ý: Thực hiện trên node Gitlab

Bước 1: Chọn Setting ‘Admin’

Bước 2: Chọn New user

Bước 3: Nhập thông tin Account

Bước 4: Tại mục Access

  • Chọn Access level: Admin

Bước 5: Chọn Create User

Bước 6: Chọn User

Bước 7: Chọn Edit

Bước 8: Đặt thông tin Password cho User Jenkins

Nhập 2 giá trị, Password và Password confirmation

Bước 9: Chọn Save changes

Phần 3: Tạo Token User Jenkins trên Gitlab

Lưu ý: Thực hiện trên node Gitlab

Mở phiên ẩn danh http://10.10.10.85/

Bước 1: Đăng nhập tài khoản Jenkins

  1. Nhập thông tin tài khoản
  2. Chọn đăng nhập

Bước 2: Đổi mật khẩu lần đầu

  1. Nhập mật khẩu hiện tại và mật khẩu mới, xác nhận mật khẩu mới
  2. Chọn Set new password

Bước 3: Đăng nhập với mật khẩu mới

Bước 4: Mở cấu hình User

  • Chọn Avatar user
  • Chọn Settings

Bước 5: Chọn Access Tokens

Bước 6: Nhập thông tin token

  1. Tại Name: jenkins
  2. Scopes, chọn api
  3. Chọn Create personal access token

Bước 7: Chọn ‘Copy personal access token

Lưu ý, copy token tới 1 nơi lưu trữ tạm vì ta sẽ cần sử dụng nó, như trong bài, token là d4fDkuNmQ71CExBSymRf

Phần 3: Tạo mới User Gitlab trên Jenkins

Lưu ý: Thực hiện trên node Jenkins, đăng nhập tài khoản Admin

Bước 1: Chọn Manage Jenkins

Bước 2: Chọn Manage Users

Bước 3: Chọn Create User

Bước 4: Nhập thông User và khởi tạo

  • Nhập User: gitlab
  • Nhập Password: XXXX
  • Nhập Confirm password: XXXX
  • Nhập Full name: Gitlab User
  • Nhập E-mail address: [email protected]
  • Chọn Create User sau khi nhập liệu xong

Kết quả

Phần 4: Thiết lập User Gitlab trên Jenkins

Lưu ý: Thực hiện trên node Jenkins, Mở trình ẩn danh

Truy cập đường dẫn http://10.10.10.81:8080

Bước 1: Đăng nhập tài khoản gitlab vừa tạo

Bước 2: Chọn Gitlab User => Configure

Bước 3: Chọn Add new Token

Bước 4: Nhập tên token > Chọn Generate

Kết quả

Lưu ý, copy token tới 1 nơi lưu trữ tạm vì ta sẽ cần sử dụng nó, như trong bài, token là 11d70d7092c6e4ac519ea8ec0b4da14a63

Chọn Save để cập nhật thông tin

Kết quả

Phần 4: Cài đặt Plugin Gitlab cho Jenkins

Lưu ý: Thực hiện trên node Jenkins

Bước 1: Chọn Manage Jenkins

Bước 2: Chọn Manage Plugins

Bước 3: Cài đặt Plugin Gitlab

  1. Chọn Available
  2. Nhập gitlab và ô Filter
  3. Chọn GitLab
  4. Chọn Download now and install after restart

Bước 4: Đợi Plugin cài đặt

Lưu ý:

  • Đợi tới khi Gitlab có thông báo Download Successfully. Will be activated during next boot
  • Sau khi có thông báo truy cập vào SSH node Jenkins, khởi động dịch Jenkins = câu lệnh systemctl restart jenkins
  • Lưu ý, do vấn đề phiên nên đôi khi cài đặt xong plugin rồi nhưng Jenkins không cập nhật lại trên giao diện, sau khi đợi 5 – 10 phút không thấy phản hồi thực hiện bước kiểm tra. Nếu chưa thấy plugin thì lặp lại bước này.

Kiểm tra lại

Bước 1: Chọn Manage Jenkins

Bước 2: Chọn Manage Plugins

Bước 4: Kiểm tra các Plugin đã cài đặt

  1. Chọn Installted
  2. Nhập gitlab và ô Filter
  3. Kiểm tra Plugin GitLab có tồn tại

Phần 5: Cấu hình Credential

Bước 1: Chọn Manage Jenkins

Bước 2: Chọn Configure System

Bước 3: Cấu hình Gitlab Plugins

  • Nhập cấu hình Gitlab
    • Giá trị Connection name: My Gitlab Connection
    • Giá trị Gitlab host URL: http://10.10.10.85, lưu ý đây chính là đường dẫn tới địa chỉ của Gitlab
  • Chọn Add
  • Chọn Jenkins

Bước 4: Khái báo Credentials Gitlab mới

  1. Tại Kind: Chọn GitLab API token
  2. Nhập các giá trị
    • API token: d4fDkuNmQ71CExBSymRf, lưu ý giá trị này có được từ bước sinh API Token Gitlab
    • ID: gitlab-token
    • Description: GitLab API Token
  3. Chọn Add sau khi nhập thông tin xong

Bước 5: Cấu hình Credentials tại Plugin Gitlab

  1. Chọn Credentials chọn GitLab API token (GitLab API token)
  2. Chọn Test Connection
  3. Nếu thành công sẽ nhìn thấy thông báo success tại số 3

Bước 6: Chọn Save để lưu cấu hình

Kết quả

Phần 5: Tạo Pipe

Bước 1: Chọn New item

Bước 2: Nhập thông tin khởi tạo Pipeline

  • Nhập Enter an item name: django-demo
  • Chọn loại Pipeline
  • Chọn Ok

Bước 3: Cấu hình mục General

Cấu hình Discard old builds

  • Tính năng chỉ định số bản build sẽ giữ lại, trong bài cấu hình giữ 5 bản gần nhất
  • Chọn Discard old builds
  • Nhập Max # of builds to keep: 5

Cấu hình GitLab Connection

  • Bảo đảm có kết nối My Gitlab Connection

Bước 4: Cấu hình Build Triggers

  • Chọn giá trị Build when a change is pushed to Gitlab. GitLab webhook URL ...

Bước 5: Cấu hình mục Pipeline

Khai báo cấu hình

  1. Tại Definition, chọn Pipeline script from SCM
  2. SCM chọn Git
  3. Tại Repositories > Repository URL nhập http://10.10.10.85/root/django-demo.git. Lưu ý giá trị này có được từ bước trên
  4. Tại Credentials, chọn Add > Jenkins

Tại Jenkins Creadentials Provider: Jenkins

  1. Tại Kind chọn Username with password
  2. Nhận thông tin User
    • Ở đây sẽ sử dụng tài khoản root của Gitlab, đây là tài khoản có quyền access các thư mục code
    • ID: gitlab-user-ci
    • Description: Used to access repositories
  3. Chọn Add

Tại Credentials

  • chọn root/**** (Used to access repositories)
  • Nếu cấu hình thành công, cảnh báo màu đỏ sẽ biến mất

Bước 6: Chọn Save để lưu lại cấu hình

Kết quả

Phần 6: Cấu hình Webhook Gitlab

Bước 1: Cho phép Gitlab có thể gửi Hook ra ngoài mạng

Chọn Admin Area

Chọn 1. Settings > 2. Network

Tại mục Outbound requests

  1. Chọn Allow requests to the local network ..
  2. Save Changes

Bước 2: Cấu hình Web hook cho repo

Về trang chủ, chọn Repo Django Demo

Chọn 1. Settings > 2. Webhooks

Lưu ý:

  • URL Webhook sẽ có dạng http://<gitlab-user-in-jenkins>:<token>@<host>:<port>/project/<project-name>
  • Giá trị Token có được từ bước tạo tài khoản gitlab trên Jenkins 11d70d7092c6e4ac519ea8ec0b4da14a63
  • Tại 1, nhập URL Webhook theo format
  • Tại 2 và 3, chọn Push eventsMerge request events

VD, URL Webhook theo bài:

http://gitlab:[email protected]:8080/project/django-demo

Chọn Add webhook

Bước 3: Push Trigger mẫu tới Jenkins

Tạo Trigger mẫu

  1. Tại mục Webhook vừa thêm
  2. Chọn Test
  3. Chọn Push events

Nếu thành công sẽ có thông báo sau

Trở lại Pineline tại Jenkins

Một số hình ảnh bổ sung

Tới đây mình đã hoàn thành bài hướng dẫn tích hợp Gitlab với Jenkins. Chúc các bạn thành công.

Tham khảo

Nguồn

https://levelup.gitconnected.com/jenkins-pipeline-with-gitlab-for-java-projects-d2e10c08e255

Related Posts
Leave a Reply

Your email address will not be published.Required fields are marked *